Người xưa thường nói “địa linh” sinh “nhân kiệt”. Học hành, thi cử, khoa bảng ngày trước cũng góp một phần quan trọng vào việc hình thành “nhân kiệt” cho một vùng đất.
Trong tâm thức của những người dân quê tôi thì một năm được đánh dấu bằng hai cộc mốc, quan trọng nhất là ngày Tết Nguyên đán khi kết thúc một năm để tổng kết những gì đã đạt được. Và cột mốc thứ hai chính là ngày Mùng Năm Tháng Năm âm lịch, đấy là khi đã xuống giống xong cho mùa Hè - Thu, đã nhàn việc đồng thì người ta quây quần ăn Tết Đoan Ngọ giữa những ngày mà cái oi nồng của nắng chẳng thể làm tan đi cái nôn nao đón đợi mùng năm.
Dù có đi “bốn phương trời” thì bạn cũng sẽ chẳng thể tìm thấy những hình ảnh về một miền quê thân thương đáng sống mà bình dị như ở Việt Nam quê mình… Nếu như trong con mắt của những du khách phương xa, quê hương Việt Nam là một miền đất xa xôi với những danh lam thắng cảnh nổi tiếng cao vời thì trong tôi quê hương Việt Nam chỉ là một nơi giản dị, yên bình và rất đỗi thân quen.
Hoa thiên lý. Tôi nhớ, ngày xưa, nhà em có trồng một giàn hoa thiên lý. Cứ mỗi độ thu về, giàn dây leo ấy nở đầy những chùm hoa, mà mỗi bông hoa như những ngôi sao có màu xanh non vương vương sắc trắng.